Đến tham dự Lễ Nghinh Ông – lễ hội truyền thống đặc sắc được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia tại Lễ hội Tôm hùm lớn nhất cả nước!
Nguồn gốc ra đời của Lễ Nghinh Ông
Từ lâu, hoạt động thờ cúng Cá Ông đã trở thành một nét độc đáo trong văn hóa của người dân vùng biển nói chung và trong đó Lễ Nghinh Ông tại Phú Yên lại được cho là một trong những nghi thức ấn tượng nhất. Tương truyền rằng Cá Ông là tên gọi tôn kính mà ngư dân vùng biển đặt cho cá voi – loài cá đã giúp đỡ ngư dân rất nhiều trong đánh bắt ngoài khơi xa và cả trên đất liền. Nhằm thể hiện lòng biết ơn cũng như cầu mong những chuyến đi biển lặng gió hòa, quốc thái an dân, ngư dân ra khơi may mắn, người dân vùng đất trù phú này hằng năm tổ chức Lễ hội Nghinh Ông và đưa lễ hội này trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, mang ý nghĩa cao về nghề nghiệp, đồng thời cũng là dịp để giải trí.
Nghi thức rước Cá Ông trên biển
Đôi nét về các hoạt động tại lễ hội
Lễ cầu ngư được tổ chức vào tháng 03 đến tháng 08 Âm lịch, thời điểm mà tiết trời khô ráo, sóng yên biển lặng, là một dịp hết sức thích hợp để tổ chức các hoạt động ngoài trời. Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Tôm hùm Sông Cầu, Lễ Nghinh Ông diễn ra với một số hoạt động sau đây: Mở đầu buổi lễ sẽ là nghi thức Nghinh Ông, hay còn gọi là cúng và rước Cá Ông về lăng, hòa chung cùng không khí trang nghiêm của nghi thức sẽ là những giai điệu mang âm hưởng văn hóa dân gian, truyền thống của địa phương. Đặc biệt, lễ hội lần này có quy mô lớn với sự tham gia của Ban Lãnh đạo Trung ương, Ban Lãnh đạo tỉnh Phú Yên cùng các lãnh đạo sở, ban, ngành, đoàn thể, và đại diện lãnh đạo thành phố Tuy Hòa, cùng lãnh đạo các doanh nghiệp, phóng viên cơ quan báo chí. Đến với Lễ Nghinh Ông lần này, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động vui chơi, giải trí mang đậm nét dân gian của người dân địa phương có thể kể đến: hát bội, đua thuyền, kéo co, đua thúng chai, bóng chuyền,…
Cuộc thi đua thúng chai tại thôn Hòa Lợi, thị xã Sông Cầu
Giới thiệu Lăng Ông và nghi thức đón bằng công nhận Di tích Lịch sử – Văn hoá
Phú Yên hiện có 41 Lăng Ông trải dài từ cực Bắc đến cực Nam của tỉnh, đây cũng chính là nơi người dân tổ chức Lễ hội cầu ngư hằng năm. Tất cả Lăng Ông đều là công trình mang tính lịch sử với thiết kế ngôi đình, họa tiết chạm trổ nghệ thuật, tỉ mỉ, đáp ứng nhu cầu bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, cũng trong buổi lễ này, Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch sẽ thực hiện nghi thức chứng nhận Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp tỉnh, thành phố đối với mộ Cá Ông Lăng Tân Thạnh.
Lăng Ông – nơi diễn ra lễ Nghinh Ông tại Phú Yên
Với mong muốn trời yên biển lặng, lưới nặng khoang đầy, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, Lễ hội Nghinh Ông ngày nay đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng biển Phú Yên khi gắn liền với đời sống tâm linh, và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của cộng đồng, bảo lưu các giá trị văn hóa dân tộc, trao quyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, hướng về cội nguồn và tưởng nhớ đến những người có công khai khẩn vùng đất nhắm phát triển kinh tế thông qua thu hút du khách. Vì vậy, du khách đừng quên ghé Lễ hội Tôm hùm Sông Cầu sắp đến để vui chơi và trải nghiệm trọn vẹn lễ hội văn hóa đặc sắc trên!
Để không bỏ lỡ sự kiện xác lập kỷ lục tại Việt Nam, du khách có thể truy cập thông tin về Lễ hội tại:
- Website:
www.songcaulobsterfest.com
https://dulichsongcau.phuyen.gov.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/songcaulobsterfest
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@songcaulobsterfest
- Youtube: https://bit.ly/songcaulobsterfest
Ban tổ chức và thực hiện lễ hội:
Ông Mai Thanh Hồng – Trưởng phòng Văn hoá & Thông tin thị xã Sông Cầu: Thành viên Ban tổ chức lễ hội (Số điện thoại: 091 282 0444)
Bà May Kashi: Giám đốc sản xuất lễ hội (Số điện thoại: 08 3588 5388)
Ông Trần Đức Hạnh: Giám đốc truyền thông lễ hội (0967.015 045)